LH: 08.7878.1388 nhận giá mới!
Công suất và công suất phản kháng của động cơ
Công suất thiêu thụ của động cơ và công suất phản kháng của động cơ có ý nghĩa như thế nào?
Sau đây tôi sẽ nói kỹ hơn để các bạn hiểu rõ về hai khái niệm này.
Công suất và công suất phản kháng của động cơ.
Khi nói đến công suất tiêu thụ của động cơ thì chúng ta hiểu ngay đến công suất tiêu thụ hữu công (hữu ích) của động cơ đơn vị là (kw).
Tuy nhiên trên thực tế động cơ sẽ tiêu thụ một công suất điện (Công suất biểu kiến – kVA) bao gồm cả công suất hữu công (Công suất tác dụng – kW) và công suất phản kháng (kVAr). Cụ thể như sau:
Như tam giác minh họa, ta biết đã biết cos = kề trên huyền, sin = đối trên kề
Ta có S = P*cosphi = U*I*cosphi; sinphi = Q/P =>> Q= P*sinphi = U*I*shinphi
như vậy ta thấy cùng công suất tiêu thụ điện như nhau góc phi càng nhỏ thì công suất hữu công càng lớn và công suất vô công càng nhỏ.
Công suất vô công trong động cơ thường sinh ra nhiệt lượng không cần thiết làm giảm tuổi thọ của động cơ và tiêu thụ điện vô ích.
Cách tính tiền điện khi sử dụng động cơ?
Đối với hộ gia đình, thường ngành điện sẽ chỉ sử dụng công tơ điện để đo và tính tiền công suất hữu công cho chúng ta, ví dụ động cơ có công suất P=1,5kW sử dụng trong 2h thì chúng ta sẽ tiêu tốn một lượng điện là 1.5*2 = 3kWh tức 3 số điện.
Đối với nhà máy xí nghiệp hoặc hộ tiêu thụ lớn, trong trường hợp hệ số cosphi thấp đến một ngưỡng nhất định thường là dưới 0.95 thì ngành điện sẽ phạt hoặc sẽ thu tiền điện của công suất vô công để trang bị thiết bị bù công suất vô công cho lưới tránh hư hại cho hệ thống truyền tải và máy biến áp của ngành điện.
Có lẽ tới đây chúng ta đã hiểu hơn về công suất của động cơ như thế nào, để hiểu kỹ hơn về công thức và đơn vị điện có thể tham khảo sau:
1 BTU = bao nhiêu kW?; 1 BTU = bao nhiêu Jun và bằng bao nhiêu Wh?